Mách bạn 9 bí quyết xây nhà truyền thống Nhật Bản cực đẹp để bạn áp dụng cho nhà mình

Hoa Le– Homify Hoa Le– Homify
和の中心の家, 田中ナオミアトリエ 田中ナオミアトリエ Living room
Loading admin actions …

Khu vực Á Đông, hay khu vực văn hóa chữ Hán bao gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… có nền văn hóa và kiến trúc ảnh hưởng tương tác qua lại lẫn nhau. Trong đó ngoài Trung Quốc thì Nhật Bản là đất nước thứ hai có tác động mạnh đến sự phát triển về lịch sử, nghệ thuật, xã hội nước ta. Có thể dễ dàng nhận thấy ngày nay sự ưa chuộng văn hóa nghệ thuật Nhật Bản ở từng ngõ ngách đời sống người dân Việt Nam từ gốm sứ Nhật, nghệ thuật Trà đạo, Cắm hoa, Kiếm đạo, đến thời trang, nội thất, vườn Zen, kiến trúc,… .

Kiến trúc là phạm trù phức tạp phản ánh sự phát triển của xã hội, đặc điểm địa lý và triết lý sống của con người. Do đó ở mỗi vùng miền có một lối kiến trúc đặc thù riêng. Ngày nay kiến trúc Nhật đặc biệt được ưa chuộng và có ảnh hưởng không chỉ gói gọn trong các nước Á Đông mà trên toàn thế giới. Những ai yêu thích và nghiên cứu về kiến trúc, văn hóa Nhật Bản chắc chắn đều có mong muốn sở hữu một ngôi nhà đậm chất Nhật, tuy nhiên do hạn chế về kinh phí, điều kiện diện tích hay khí hậu mà nguyện vọng này ít khi được thực hiện. 

Để mang lối kiến trúc của vùng miền khác về nơi ở của mình, thông thường có hai cách: sao chép nguyên bản thiết kế hoặc chọn lọc và vận dụng linh hoạt những đặc trưng của kiến trúc đó vào điều kiện nhà mình. Trong sổ tay ý tưởng này, homify mách bạn 9 đặc điểm cơ bản trong kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản, mà bạn có thể dễ dàng áp dụng, mang không khí Nhật vào nhà ở của các gia đình Việt Nam.

Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!

1. Sân vườn: yếu tố không thể thiếu trong nhà ở Nhật

Tôn trọng tự nhiên, tôn trọng mối liên kết giữa con người với thiên nhiên, hòa hợp với môi trường sống xung quanh là những triết lý sống đã ăn sâu vào tiềm thức con người Nhật Bản. Vì vậy, những ngôi nhà cổ xứ Phù Tang thường được bao quanh bởi những sân vườn lớn, vườn trong hay ngoài tùy theo quỹ đất và ý đồ thiết kế. Vườn Nhật Bản đặc trưng với chất Thiền (Zen), bằng cách kết hợp các yếu tố tự nhiên như đá, cát, sỏi, cây, cỏ, hồ nước,… để mô phỏng khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên trong diện tích nhỏ của vườn nhà.  

2. Hành lang ngoài hay Engawa

Về mặt kiến trúc, Engawa đóng vai trò là một lớp không gian đệm liên kết trong và ngoài nhà, đồng thời là đường giao thông vòng quanh nhà. Ngoài ra lớp hiên này còn có tác dụng tránh nắng và mưa hắt vào nhà (điều mà nhà Nhật rất dễ gặp phải do thường sử dụng cửa chính và cửa sổ lớn),  đồng thời đây là không gian để chủ nhà nghỉ ngơi, nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên trong vườn nhà mình. (Bạn có thấy hình ảnh này rất quen thuộc trong những bộ phim truyền thống Nhật không?)

3. Sảnh vào nhà chính hay Genka

Phép tắc lễ nghi Nhật Bản có một nét tương đồng với lối sống người dân Việt Nam, đó là không đi giày, dép vào trong nhà. Sảnh thường là không gian để giày khi vào nhà và thay một loại dép lê sạch để đi trong nhà. Đây cũng là một lớp không gian đệm ngăn cách trong-ngoài, giúp chủ nhà và khách chỉnh trang bản thân trước khi vào các phòng sinh hoạt chung. 

4. Cửa trượt—Shoji

Nhà Nhật dùng cửa trượt để đóng mở và phân chia không gian các phòng. Tuy nhiên kiến trúc truyền thống Nhật không sử dụng vật liệu kính. Các lớp cửa này được dán một lớp giấy mờ, vừa bảo vệ được sự riêng tư cho ngôi nhà, vừa có thể lấy sáng tự nhiên vào không gian sinh hoạt. 

Các lớp cửa này thường có thể thể mở hết cỡ ra không gian vườn bên ngoài. Từ trong nhà nhìn ra, các khung cửa như những khung tranh của một bức tranh phong cảnh lớn. Đó là lý do tại sao yếu tố vườn luôn được chăm sóc kỹ và gắn liền với kiến trúc nhà truyền thống của người Nhật.

5. Phòng khách: bàn ghế ngồi bệt

Vì người Nhật luôn ngồi khoanh chân nên bàn ghế truyền thống thường là bàn ngồi bệt với các tấm nệm để người ngồi được thoải mái và không bị mỏi chân. Không gian phòng khách thường rộng rãi nhưng tối giản chi tiết.  Chủ nghĩa tối giản rất phát triển ở Nhật Bản chính nhờ những triết lý sống quy củ, loại bỏ thứ rườm rà và luôn tự tu dưỡng bản thân này. 

6. Bếp

Đây không phải một thiết kế bếp truyền thống tuy nhiên nó vẫn hòa hợp tự nhiên với không gian cổ điển này. Lợi dụng đồ nội thất (bàn bếp) chia phòng chức năng giữa bếp ăn và phòng khách mà không dùng tường, vách để mở rộng không gian và tôn trọng triết lý thiết kế Tối giản.

7. Tatami—chiếu hay đơn vị đo trong kiến trúc Nhật

Tatami là loại chiếu dùng để trải sàn nhà ở và có một kích thước cố định. Do vậy các phòng ở truyền thống Nhật được tính kích thước theo quy cách đặt Tatami. Đây là một đặc trưng khá nổi bật của Kiến trúc truyền thống, kiến trúc cổ ở mỗi nước đều có một quy thức kiến trúc và thước tầm khác nhau đúc kết và chắt lọc qua kinh nghiệm xây dựng nhà ở suốt chiều dài nghìn năm lịch sử. Việt Nam cũng có những quy thức riêng phù hợp với lối sống và con người nước ta. Còn ở Nhật Bản, một trong số những quy thức kiến trúc đó chính là tatami.

8. Vật liệu truyền thống: Gỗ

Gỗ là loại vật liệu đóng vai trò chủ đạo trọng nhà ở truyền thống Nhật. Ngày nay, ở những ngôi nhà hiện đại, gỗ không còn quá quan trọng nhưng vẫn xuất hiện dưới hình thức bộ khung kết cấu gỗ, sàn gỗ, và nội thất; phần nào tái hiện hình ảnh truyền thống của những ngôi nhà cổ xưa trong thời hiện đại.

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine